“Người lái đò” cho người khuất
Zha Qingguo (52 tuổi) là một kỹ thuật viên nhà xác ở Thượng Hải (Trung Quốc). Trên bàn làm việc của Zha luôn có một hộp sọ trắng toát. Đó chính xác là mô hình hộp sọ của chính ông ấy, được làm bằng thạch cao.
Đối với người khác, đây là cảnh tượng vô cùng rùng rợn, nhưng đối với Zha và các đồng nghiệp, đó là một công cụ huấn luyện. Nó rất hữu ích vào những lúc họ được yêu cầu ghép một hộp sọ thật lại với nhau.
Hơn 25 năm làm việc tại Nhà tang lễ Yishan (Thượng Hải), tay nghề của ông Zha ngày càng cao, đặc biệt là nghệ thuật ướp xác và thẩm mỹ cho các thi thể trước khi được chôn cất. Ông tự coi mình là “người lái đò”, nhẹ nhàng hỗ trợ những người đã khuất trên hành trình cuối cùng sang bờ bên kia.
Ông Zha bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 27 tuổi. Công việc đầu tiên của ông là làm việc ở cửa hàng hoa trong nhà tang lễ. Khi ấy, kỹ thuật viên cấp cao thấy ông Zha nhanh nhẹn, có khả năng xử lý và thích nghi với công việc nên đã cho ông đến làm việc ở đội thẩm mỹ cho người đã khuất.
Đây là nghề cần đến kiến thức pháp y nên ông Zha đã không ngừng học hỏi. Ngày trẻ, ông được giao nhiệm vụ xử lý và vận chuyển thi thể. Thời gian đầu, ông Zha không tránh khỏi cảm giác sợ hãi khi cảm nhận được sự lạnh lẽo của cơ thể người đã khuất. Đặc biệt là khi tiếp xúc với thi thể bị phân hủy nặng, có mùi hôi, càng làm cho ông thấy ám ảnh hơn.
Ông Zha mất đến 3 tháng mới làm quen với công việc. Ông bắt đầu học và thực hành giải phẫu con người, rồi đi sâu vào những kiến thức, kỹ năng khác như ướp xác. Zha còn đọc hàng chục cuốn sách về tang lễ, y học, phác họa, điêu khắc và thẩm mỹ, rồi áp dụng vào công việc của mình.
Có những thi thể chỉ cần xử lý đơn giản, nhưng cũng có nhiều trường hợp khiến cả đội phải mất nhiều ngày nghiên cứu.
Chẳng hạn như vào năm 2004, có 2 học sinh trung học bị chết đuối. Khi vớt lên, thi thể của cả 2 đã trương phồng, khó nhận dạng. Gia đình của 2 học sinh đã cầu xin đội thẩm mỹ khôi phục lại vẻ ngoại của cả 2 như trước đây để nạn nhân có thể được yên nghỉ.
Ông Zha kể rằng một số kỹ thuật viên đã nhốt mình trong phòng làm việc hơn nửa tháng để tìm cách. Qua nhiều lần thử nghiệm thất bại, cuối cùng đội cũng khôi phục thi thể thành công nhờ phương pháp làm lạnh ở nhiệt độ thấp.
“Điều này giúp gia đình của nạn nhân cảm thấy an ủi rất nhiều. Có không ít lần gia đình của người đã khuất đến nắm chặt tay và cảm ơn chúng tôi rối rít vì đã khôi phục được thi thể người thân của họ”, ông Zha nói.
Nghề hiếm người làm
Ông Zha đang là lãnh đạo và quản lý một nhóm gồm 6 kỹ thuật viên, tại Nhà tang lễ Yishan. Bốn người trong số họ đang ở độ tuổi từ 35 đến 45. Năm ngoái, ông Zha vừa nhận được Huân chương Quốc giatừ Liên đoàn Công đoàn Trung Quốc.
Mặc dù đã giành được nhiều giải thưởng khu vực và quốc gia cho sự cống hiến nghề nghiệp, Zha vẫn phải chịu đựng sự kỳ thị từ nhiều người trong xã hội. Không chỉ Zha, nhiều đồng nghiệp của ông còn phải giấu nhẹm nghề nghiệp của họ với người khác.
Những người làm nghề này hiếm khi được mời dự đám cưới. Thậm chí, trong Nguyên đán, họ còn không được hàng xóm, họ hàng chào đón vì bị cho là mang lại vận xui cho gia chủ.
“Tôi không đi chơi hay giao lưu nhiều. Nhiều người coi công việc này là điều cấm kỵ. Ngay cả khi tôi chào mọi người từ xa, họ vẫn sẽ cố gắng lảng tránh”, ông Zha nói.
Tác động của xã hội và tính chất công việc đã khiến nghề này ngày càng khó giữ chân người làmFrom: web game casino. Ông Zha từng chứng kiến nhiều người học nghề, nhưng phần lớn đều đã bỏ nghề ngay sau đó.
Ông kể rằng có một thanh niên đến làm việc đã không dám chạm vào thi thể mặc dù đồng nghiệp cố hết sức để động viên.
“Mỗi khi chạm vào thi thể, anh ấy sẽ nhảy dựng lên như bị điện giật. Anh ấy còn gặp ác mộng sau ca làm việc đầu tiên. Không lâu sau, người này cũng chán nản và nghỉ việc”, ông Zha chia sẻ.
Đội thẩm mỹ cho người khuất từng có một nữ nhân viên thích nghi được và theo nghề một thời gian. Tuy nhiên, khi bạn trai biết cô làm việc ở nhà xác và quyết định chia tay, nữ nhân viên đã quyết định bỏ nghề.
“Nghề này bị xã hội kỳ thị, nhưng nó rất có giá trịFrom: web game casino. Trong cuộc sống, bất kể chúng ta có địa vị xã hội như thế nào, nhưng đích đến cuối cùng vẫn là cái chết. Vì vậy, công việc phục vụ cho người đã khuất này là một nghề đáng trân trọng”, ông Zha bộc bạch.
Theo www.sixthtone.com